TÌM HIỂU VỀ CẤU TRÚC NHÀ GỖ CỔ TRUYỀN BẮC BỘ TẠI VIỆT NAM

Có nhiều khách hàng khi tìm hiểu về nhà gỗ thấy bỡ ngỡ với cách gọi tên trong kiến trúc nhà gỗ. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu chi tiết về cấu trúc nhà gỗ và cách gọi tên của nó. Chính xác hơn thì đây là cách gọi tên của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ, được lưu truyền lại từ xưa và đến thế hệ chúng tôi vẫn sử dụng cách gọi như vậy.

Trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ, ngôi nhà được dựng trên các cột gỗ to khỏe, rồi được dựng lên theo các vì và được nối với nhau bằng các xà ngang, xà ngưỡng liên hoàn tạo thành một bộ khung vững chắc. Sau khi bộ khung được dựng thì lợp mái và làm tường xung quanh. Để chi tiết hơn thì chúng ta cần có những bài phân tích chi tiết về nhà gỗ của từng địa phương và theo từng giai đoạn lịch sử, nhưng với mục tiêu là giúp khách hàng chưa biết có thể “Tìm kiểu về cấu trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ tại Việt Nam” thì chúng tôi xin được giới thiệu một số thông tin dưới đây.

Cau Truc Nha Go Co Truyen

Các nét đặc trưng của các căn nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Những căn nhà truyền thống của người Việt Nam ta có 3 nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam (thời Lê Trung Hưng, triều Nguyễn) để có thể phân biệt được trong nền kiến trúc nhà gỗ cổ phương Đông

  • Hệ dốc mái thẳng
  • Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên
  • Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới

Nếu ta đem so sánh các mẫu nhà gỗ cổ truyền Việt Nam với các mẫu nhà gỗ Trung Quốc dưới thời Minh Thanh thì sẽ thấy được sự khác nhau:

  • Dốc mái võng xuống
  • Đỡ mái hiên bằng hệ đấu – củng (con sơn chồng dầu – chồng đấu tiếp rui)
  • Cột thanh mảnh, tròn đều

1. Mái nhà

Với lối kiến trúc nhà gỗ cổ truyền thống của người Việt Nam thì triền mái thẳng, không cong nhưng lại hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát. Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình nhất là đối với hệ mái đình. Góc mái (tàu đao) làm cong uốn ngược còn được gọi là đao quật.

Trong lối kiến trúc nhà gỗ cổ truyền của người Trung Hoa hay người Nhật tuy cũng mái cong vươn ra nhưng chỉ hơi hếch ở góc mái còn thân mái võng xuống, dốc nhiều ở đỉnh rồi xoài dần khi xuống diềm mái.

Việc trang trí trên mái cổ thường có các phần đặc trưng như những con giống gắn trên đầu đao. Trong đó con giống luôn là hình tượng thể hiện được tinh thần của ngôi nhà và được làm từ đất nung hay vữa truyền thống. Tiếp theo là các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đính mái gắn con kìm (long nghê hay cá chép hóa rồng) ở hai đầu bờ nóc, con sô ở chỗ bờ quyết (bờ guột), con náp hay lạc long thủy quái. “Khu đĩ” thường được để trống thông thoáng và có chạm yến trang trí gọi là “vỉ ruồi”.

Hệ thống đỡ mái hiên là bằng cây kẻ hay bẩy. Đây là một thanh gỗ đặt chéo theo triền dốc mái khi đến diềm mái thì vươn ra bằng nguyên tắc đòn bẩy.

2. Cột

Cột chính là phần đỡ chính của công trình khi mà toàn bộ khối lượng công trình đều đặt lên các cột. Cột tròn, to, mập phình ra ở giữa. Tiết diện của cột thường là cột thân trong nhưng cũng có khi là dùng cột vuông.

Sức nặng công trình được đặt lên các cột, các cột lại được đặt trên các chân trụ chứ không phải là được chôn xuống đất như thông thường. Và chính bởi sức nặng của công trình đã giúp cho các trụ cột trở nên chắc chắn và hoạt động một cách ổn định, vững vàng.

Căn nhà gỗ cổ truyền được xây theo các vì nhà và sau đó các vị được dựng lên nối với nhau bằng các thanh xà ngang, xà ngưỡng tạo thành một hình hộp. Sau đó thì mới lớp mái và làm tường nhà. Vì nhà chính là đơn vị cơ bản khi nói đến kích thước ngôi nhà, giữa hai vì gọi là “gian”. Vì nhà cũng là đặc trưng cho lối kiến trúc theo từng địa phương và từng thời kỳ tuy rất trung thành thành với kiến trúc cổ Việt Nam.

3. Chạm khắc

Trong kiến trúc nhà cổ truyền thống, việc chạm trổ, điêu khắc trên các thanh gỗ là một phần rất quan trọng bởi nó thể hiện được tinh thần cũng như là tính thẩm mỹ của công trình. So với lối kiến trúc của người Trung Hoa thích vẽ hình và sơn màu sắc, sặc sỡ. Còn kiến trúc dân gian Việt Nam lại tường để mộc màu gỗ hay quét sơn ta bảo vệ có màu nâu, thích chạm trổ.

4. Thước tầm

Theo kiến trúc nhà cổ truyền thống Việt Nam thì tất cả các kích thước tính của công trình đều dược theo thước tầm (một cây thước được tính theo kích thước cơ thể gia chủ). Đây chính là một trong những điều độc đáo theo các phân tích cái đẹp tỷ lệ thì thước tầm chính là module của kiến trúc nhà cổ truyền thống Việt Nam để tạo ra được vẻ đẹp hình học tinh tế như độ dốc mái, tỉ lệ chiều cao mái so với phần chân cột, sự thích hợp với chủ đầu tư.

Tên gọi các cấu kiện trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Khung nhà được chia không gian nhà thành các căn – gian – buồng bao gồm các chi tiết sau:

1. Cột

Cột được kết cấu theo dạng đứng chịu nén.

Thường có các loại cột như:

  • Cột cái: Cột chính của nhà được đặt ở vị trí hai đầu nhịp chính giúp tạo chiều sâu cho gian giữa cũng như là nối hai cột cái là câu đầu.
  • Cột quân (cột con): Đây là hệ thống cột phụ được thiết kế với chiều cao thấp hơn cột cái, nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính. Với sự khác biệt về chiều cao giữa cột cái và cột quân đã tạo nên độ dốc của hệ thống mái. Xà nách nối cột con với cột cái.
  • Cột hiên: Nằm ở hiên nhà phía trước và có chiều cao thấp hơn cột quân. Kẻ bảy nối cột con và cột hiên.

2. Xà

Xà là các giằng ngang chịu kéo, liên tiếp các cột với nhau gồm có các loại xà nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung, thường đặt ở cao độ đỉnh các cột quân để có thể liên kết được cả với cột cái và cột quân.

Các loại xà bao gồm:

  • Xà lòng tức câu đầu – chếnh: Giúp liên kết các cột cái của khung
  • Xà nách – thuận: Giúp liên kết cột quân vào cột cái trong khung

3. Kẻ

Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết mộng.

Các loại kẻ bao gồm:

  • Kẻ ngồi là loại kẻ gác từ cột cái sang cột quân trong khung
  • Kẻ hiên gác từ cột quân sang cột hiên trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái.

4. Bảy – Bảy hậu – Bảy hiên

Đây là dầm nằm trong khung liên kết vào các cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với nhà ở thì tiền kẻ, hậu bẩy. Còn đối với các công trình công cộng như đình làng thì bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng không có cột hiên nên thường dùng bẩy hiên.

5. Câu đầu

Câu đầu là dầm ngang chính đặt trên cùng dùng để khóa các đầu trên của các cột cái trong khung (gác lên các cột cái)

6. Con rường – Chồng rường

Con rường (chồng rường) là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng lên cao các con rường bên trên càng ngắn vì ở nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.

  • Con lợn (rường bụng lợn) là con rường trên cùng gối lên các con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn dùng để đỡ xà nóc (thượng lương). Bên dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lợn có thể được thay thế bằng giá chiêng
  • Rường cụt là loại rường nằm ở nách (giữa cột cái và cột quân). Chúng được bố trí nằm chồng trên xà nách. Chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.

7. Các loại xà nằm ngoài khung

Gồm có

  • Xà thượng giúp liên kết đỉnh các cột cái; xà này sóng song với chiều dài của nhà
  • Xà hạ (xà đại) giúp liên kết các cột cái tại cao độ đỉnh của cột quân, gần sát vị trí liên kết xà lòng, xà nách vào cột cái. Xà này cũng chạy song song với chiều dài của nhà.
  • Xà tử thượng (xà trên của cột con) giúp liên kết các cột quân của các khung ở bên trên.
  • Xà tử hạ (xà dưới của cột con) giúp liên kết các cột quân cảu các khung ở bên dưới tại mức độ cao ngay trên hệ cửa bức bàn
  • Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng của. Xà này giúp đỡ hệ thống cửa bức bàn
  • Xà hiên liên kết các cột hiên của khung
  • Thượng lương (đòn đông – xà nóc) đặt trên đỉnh mái.

8. Các kết cấu mái

  • Hoành là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà
  • Đui (rui) là các loại dầm phụ trung gian đặt dọc theo chiều dốc mái (trực giao với hoành) gối lên hệ thống hoành.
  • Mè là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với dui song song với hoành gối lên hệ dui. Khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất vừa đủ để có thể lơp ngói. Việc sử dụng hệ kết cấu hoành – dui – mè nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới vừa đủ để lát lớp gạch màn và lợp ngói bên trên.
  • Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung giúp đỡ ngói đồng thời tạo độ phẳng cho mái cũng như là chống thấm dột, chống nóng. Gạch màn ngồi trực tiếp trên lớp mè.
  • Ngói mũi hài (ngói ta, gói vẩy rồng) bằng đất nung, trực tiếp chống thấm dột và chống nóng. Và được lợp trên lớp gạch màn và cũng có thể có lớp đất sét kẹp giữa.

9. Các chi tiết kiến trúc khác

  • Cửa bức bàn
  • Con tiện
  • Dạ tàu
  • Đầu đao

10. Căn nhà gỗ cổ truyền của người Việt có thể làm theo:

Hình thức hai mái, hai đầu hồi bít đốc hay là theo hình thức bốn mái với hai mái phụ hai đầu hồi gọi là hai chái nhà. Mỗi chái nhà gồm có một hàng cột quân (có thể thêm một hàng cột hiên), các hàng cột này xoay vuông góc với các hàng cột trong các gian chính hoặc hình thức 8 mái chồng diêm.

Truyền thống người Việt thường làm nhà theo cơ số lẻ như:

  • Phương đình 1 gian chính giữa, bống xung quanh hệ cột quân đẳng hướng
  • Nhà 3 gian
  • Nhà 5 gian hay nhà 3 gian 2 chái
  • Nhà 5 gian hay nhà 5 gian 2 chái
  • Nhà 9 gian hay nhà 7 gian 2 chái

11. Bộ phận trần thiết

Cửa và cửa sổ là nơi không gian trong và ngoài tiếp giáp với nhau.

Nói chung thì cửa ra vào được thiết kế khá lớn có khi không có cửa mà để ngỏ hoặc chỉ buông rèm, tấm liếp để che. Nếu gắn cửa thì có thể dùng cửa bức bàn bằng bán kín. Cầu kỳ hơn thì dùng cửa thượng song hạ bản tức là phí trên chấn trong, phía dưới là gỗ kín. Ngưỡng cửa khá cao người ra vào phải giơ chân để bước qua.

Còn cửa sổ thì được thiết kế tương đối nhỏ so với cửa ra vào.

Ngày nay, với sự phát triển của xã hội cho nên những căn nhà gỗ cổ truyền hiện nay cũng có những nét đổi mới từ chất liệu cho đến kiểu dáng nhưng vẫn được tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong việc thiết kế nhà gỗ xưa. Để từ đó mà các tinh hoa kiến trúc nhà Việt không bao giờ bị phai nhạt. Với các căn nhà gỗ truyền thống như một lời nhắc nhở con cháu mai sau luôn cảm thấy tự hào về cha ông ta cũng như là sự phát triển của nền kiến trúc nhà truyền thống.

Một số hình ảnh thi công nhà truyền thống của Chúng tôi:

34962839 623852887948642 9067734873157926912 N
56744579 831489283851667 2347521238710091776 N
56520987 831489590518303 7721212546543255552 N
37855917 667133366953927 9191777574525599744 N
83584358 1050561505277776 682691047473545216 N
59485459 847041408963121 1464851407218671616 N
80202495 1012096939124233 178120114900566016 N

Vintage decor chuyên thiết kế và thi công các công trình theo phong cách truyền thống như chuyên thi công nhà gỗ, nhà gỗ cổ, nhà gỗ cổ truyền, nhà gỗ kẻ truyền, nhà thờ gỗ …..

Xem các dự án đã tiển khai TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Beylikdüzü Escort Beylikdüzü Escort Esenyurt Escort Escort Bayan istanbul escort anadolu yakası escort avcılar escort avrupa yakası escort başakşehir escort beylikdüzü escort çorlu escort kayaşehir escort avrupa yakası escort bahçeşehir escort anadolu yakası escort sefakoy escort sultangazi escort ikiteli escort halkali escort esenyurt escort yenibosna escort Beylikdüzü Escort Beylikdüzü Escort Bayan Avcılar Escort Avrupa Yakası Escort Bahçeşehir Escort Beylikdüzü Escort Esenyurt Escort İstanbul escort Mecidiyeköy Escort Şirinevler Escort Şişli Escort Tesettürlü Escort Ümraniye Escort beylikdüzü escort beylikdüzü escort bayan anadolu yakası escort avrupa yakası escort beylikdüzü escort corlu escort istanbul escort ümraniye escort beylikdüzü escort anal escort beylikdüzü escort bayan rus escort fetiş escort tesettürlü escort ucuz escort türbanlı escort beylikdüzü escort ümraniye escort beylikdüzü escort bayan halkalı escort ataşehir escort bostancı escort İstanbul Escort Esenyurt Escort Tesettürlü Escort Ataşehir Escort Tesettürlü Escort Ümraniye Escort Bahçeşehir Escort Mecidiyeköy Escort Şişli Escort Büyükçekmece Escort Avcılar Escort Beylikdüzü Escort Üsküdar Escort Kartal Escort Kadıköy Escort istanbul escort anadolu yakası escort Ataşehir escort avrupa yakası escort bahçeşehir escort beylikdüzü escort eve gelen escort Beylikdüzü Escort Bahçeşehir Escort Avcılar Escort Beylikdüzü Escort Esenyurt Escort Kayaşehir Escort Halkalı Escort Avrupa Yakası Escort Bağcılar Escort Bahçeşehir Escort Başakşehir Escort Bayrampaşa Escort Esenler Escort Güneşli Escort Habipler Escort Halkalı Escort Bayan İkitelli Escort İstanbul Escort Bayan Sefaköy Escort Şirinevler Escort Sultangazi Escort Taksim Escort Yenibosna Escort Anadolu Yakası Escort Avcılar Escort Bayan Avrupa Yakası Escort Bahçeşehir Escort Beylikdüzü Escort Esenyurt Escort Anal Escort Beylikdüzü Escort Beylikdüzü Escort Anadolu Yakası Escort Ataşehir Escort Avcılar Escort Avrupa Yakası Escort Beylikdüzü Escort Esenyurt Escort İstanbul Escort