Năm 1887, thực dân Pháp bắt đầu chương trình khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất. Thời gian này, nhiều đô thị ở Việt Nam được qui hoạch theo quan niệm đô thị Pháp
lúc bấy giờ. Các công trình kiến trúc được xây dựng tại các thành phố lớn mang tinh thần
chủ nghĩa Pháp cổ điển.
Tiêu biểu có:
1. Bưu điện trung tâm thành phố HCM 1886-1891
2. Nhà thờ Đức Bà 1877-1880
3. Phủ toàn quyền Đông Dương 1901-1906, hiện nay là phủ chủ tịch

Sau thập kỉ 20 thế kỉ XX, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ hai. Giai đoạn này, giới trí thức Pháp nhận ra sự áp đặt những giá trị văn hóa từ Pháp vào một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời Việt Nam là không phù hợp với đất nước và con người Việt Nam: khí hậu, tập quán sinh hoạt, quan niệm thẩm mỹ,cảnh quan.
Giữa thập kỉ 20 thế kỉ XX, những công trình kiến trúc kết hợp phong cách Tân cổ điển thịnh hành ở Pháp và văn hóa truyền thống Việt Nam xuất hiện. Những công trình này phù
hợp hơn với văn hóa bản địa. Thời giàn này bắt đầu hình thành phong cách Đông Dương tại Việt Nam.
Tiêu biểu có:
1. Đại học Đông Dương 1923-1925 – Đại học Quốc gia Hà Nội Thiết chế đại học hiện đại đầu tiên ở Việt Nam
2. Sở Tài chính Đông Dương, 1925-1930 – Tòa nhà Trụ sở Bộ Ngoại giao. Kiệt tác di sản kiến trúc Đông Dương
3. Nhà thờ Cửa Bắc, 1925-1930
4. Bảo tàng Louis Finot, 1926-1930 – Bảo tàng Lịch sử Việt Nam



Tiện giải thích cho anh, em tại sao các công trình Pháp hay sơn màu vàng lý do:
Người Pháp đã nghiên cứu kỹ đặc điểm khí hậu của Việt Nam, trong đó có cả cách ánh nắng chiếu xuống vào mùa thu.
Nắng chiếu vào các tòa nhà có màu vàng, tạo cảm giác giống như việc đem ” Một góc Paris ” vào giữa lòng thành phố vậy
Ngoài ra, đặc điểm khí hậu của Việt Nam là nóng ẩm, khiến tường nhà dễ mọc rêu. Mà trong các màu, màu vàng và màu rêu kết hợp với nhau là… đỡ xấu nhất, lại đem đến nét cổ kính cho tòa nhà.
Ngoài ra màu vàng đó là màu của hoàng gia, tượng trưng cho quyền lực – theo quan niệm của các nước Châu Á



CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Yên Forest Quảng Ninh
Thi công nhà gỗ tại Sóc Sơn, Hà Nội
Thiết kế và thi công Đoài creative
Một số tác phẩm tranh của họa sĩ Đoàn Nguyên
Mái guột đã lợp xong trên nhà gỗ
Những lợi ích khi sống trong nhà gỗ